Thứ 4, Ngày 19 tháng 08 năm 2020, 23:19

Buổi thảo luận trong khuôn khổ triển lãm Hoa và nghệ thuật Bonsai 2017

Nội dung buổi thảo luận (tiệc trà) ngày 11/5/2017 trong khuôn khổ của Triển lãm hoa & nghệ thuật Bonsai diễn ra từ 25/04 – 15/05 tại Trang trại hoa cây cảnh Thăng Long
Trong khuôn khổ của cuộc Triển lãm Hoa & Nghệ thuật bonsai 2017. Các hội viên trong Hội cây cảnh nghệ thuật Thăng Long – TP Hà Nội đã tổ chức một buổi thảo luận (tiệc trà) để bàn bạc và cùng tìm hiểu sâu hơn về nghệ thuật bonsai, cũng như hướng phát triển của môn nghệ thuật này.
I. MỤC ĐÍCH
– Đề xuất và cùng bàn thảo các ý tưởng để các cuộc triển lãm tiếp theo được hoàn thiện và mang tính nghệ thuật cao hơn.
– Hướng tới thông điệp: nghệ thuật Bonsai ứng dụng trong đời sống hiện đại
– Xây dựng một câu lạc bộ nghệ thuật bonsai nhằm mục đích quảng bá hình ảnh, hỗ trợ kĩ thuật, học hỏi, giao lưu để từng bước định hướng nghệ thuật bonsai trong thời đại mới.
– Mời anh chị em tham dự trưng bày tượng, gốm và cây bonsai tại sân trưng bày của Trang trsại hoa cây cảnh Thăng Long
– Rất mong được các anh em nghệ nhân ủng hộ, cùng bàn thảo để đưa ra một kế hoạch chi tiết cũng như là hướng triển khai kế hoạch trong thời gian tới.
II. THÀNH PHẦN THAM DỰ:
– Các anh em nghệ nhân trong Hội cây cảnh nghệ thuật Thăng Long
– Khách mời là ông:
+ Ông: Hoàng Minh Phái (Kiến trúc sư)
+ Ông: Nguyễn Văn Quý
+ Ông: Trịnh Thuận Đức (Nhà nghiên cứu sinh vật cảnh Việt Nam)
– Tổng số: 17/42
III. KINH PHÍ TỔ CHỨC (Miễn phí)
IV. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM THẢO LUẬN
Thời gian: Từ ngày 9h30 – 12h00 ngày 11/5/2017 (trước kết thúc triển lãm 4 ngày)
Địa điểm: Trang trại hoa cây cảnh Thăng Long – Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
Thư kí buổi thảo luận:
Nhân viên: Nguyễn Thị Phượng
Ghi hình, ghi âm, trong buổi thảo luận:
– Nhân viên: Mai Thị Thu Hà
– Nhân viên: Nguyễn Thị Phượng
V. NỘI DUNG THẢO LUẬN
Trải qua hơn nửa tháng, cuộc triển lãm Hoa & Nghệ thuật bonsai đã dần đi vào hồi kết và đã thu được những kết quả khá khả quan. Minh chứng cho điều này là số người tham dự triển lãm khá đông lên tới gần 10.000 người. Đa số khách tham dự đều có những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, với những người làm nghệ thuật đam mê cái đẹp như các hội viên trong Hội cây cảnh nghệ thuật Thăng Long thì thấy rằng vẫn cần phải có một bộ tiêu chí đánh giá riêng, một hướng đi mới để cho cây bonsai ngày càng có chiều sâu và có một chỗ đứng nhất định trong đời sống con người.
Đó cũng là chủ đề cho buổi thảo luận, giao lưu bàn bạc ngày 11/5/2017 vừa qua. Người chủ trì buổi thảo luận (tiệc trà) là ông Đào Mạnh Hùng – Giám đốc Công ty CP Rose Park Việt Nam.
Sau đây là một số nội dung phát biểu của những hội viên trong hội được chúng tôi ghi lại:
Ông: Đào Mạnh Hùng (Trưởng ban truyền thông – Giám đốc Công ty CP Rose Park Việt Nam)
 
Trước hết thay mặt Hội CCNTTL, Trang trại hoa cây cảnh Thăng Long ông Đào Mạnh Hùng chân thành cảm ơn tỉnh cảm của các bạn cây đã ủng hộ hết mình trong cuộc triển lãm Hoa &Nghệ thuật bonsai và rất hy vọng được hợp tác với các đơn vị, tổ chức, anh em trong thời gian tới và ông có một số đề xuất sau:
Đứng trước thực trạng của bonsai Việt Nam là thiếu cá tính và sự khác biệt, nghèo nàn về ý tưởng, thiếu chiều sâu tinh thần và tạo hình  nên ông Đào Mạnh Hùng cho rằng:
–  Chúng ta nên kết hợp bonsai với nhiều yếu tố tạo hình khác để làm sang cho sản phẩm của chúng ta ví dụ như: bonsai nên kết hợp với điêu khắc để tăng tính thẩm mỹ, sang trọng cũng như chiều sâu của tác phẩm.
– Đề xuất cùng bàn thảo các ý tưởng để các cuộc triển lãm tiếp theo được hoàn thiện và mang tính nghệ thuật cao.
– Hướng tới thông điệp -> nghệ thuật bonsai ứng dụng trong đời sống hiện đại.
– Nên xây dựng một câu lạc bộ nghệ thuật bonsai nhằm mục đích quảng bá hình ảnh, hỗ trợ kĩ thuật, học hỏi và giao lưu để từng bước định hướng nghệ thuật bonsai trong thời đại mới.
– Mời anh chị em trưng bày tượng, gốm và cây bonsai tại vườn trưng bày của Trang trại hoa cây cảnh Thăng Long.
– Chúng ta nên có bộ tiêu chuẩn về kĩ thuật và nghệ thuật  để đánh giá tác phẩm bonsai. Vì có tiêu chuẩn chúng ta mới đánh giá được giá trị của cây bonsai và từ đó anh em mới sống được bằng nghề cây, mới có được các tác phẩm đạt giải thưởng đích thực.
– Phải có một cơ quan truyền thông, một trang web riêng nói về cái hay cái đẹp, hướng dẫn kĩ thuật tạo tác bonsai cũng như cập nhật các tác phẩm bonsai mà chúng ta tạo ra.
– Và muốn xây dựng một bộ tiêu chí về tiêu chuẩn thì phải có cơ quan chủ quản pháp nhân để trình bộ văn hóa phê duyệt.
 Ông: Hoàng Minh Phái (Kiến trúc sư – Khách mời trong buổi thảo luận) 
Khách mời tham dự buổi thảo luận, cũng là một kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm ông Hoàng Minh Phái cũng có những phát biểu sau:
–  Chưa có một cuộc triển lãm nào mà ông xuất hiện nhiều lần như triển lãm lần này. Và cũng hiếm có một cuộc triển lãm nào chúng ta lại ngồi với nhau để nói chuyện bàn thảo một cách có chiều sâu như dịp này. Triển lãm thực sự tạo ra một sự nối kết, có mở có kết, chúng ta ngồi lại với nhau để thảo luận, bàn bạc…
 
 
–  Theo ông cuộc triển lãm lần này không nên gọi là sân chơi mà phải gọi là vườn chơi vì tại trang trại hoa lần này có rất nhiều điều đặc biệt và đã lôi cuốn ông đến thường xuyên hơn. Có cây, có hoa, có không gian đẹp, có sự quyến rũ chúng ta nhiều hơn.
–  Nên tiếp tục khai thác nội dung này thế nào để triển lãm hấp dẫn chúng ta nhiều hơn nữa.
–  Ông đồng ý với những điều ông Hùng dẫn dắt và góp ý là nên tiếp tục phát triển, tôn tạo vườn, trại để giữ được chất riêng.
–  Ở vùng này còn có hồ rất đẹp vậy có nên kết hợp vừa ngắm, vừa ra hồ để bơi thuyền rồi trở lại vườn để ăn, trà đạo…và kết hợp với địa phương tạo ra giá trị tinh thần và vật chất gắn bó với trại này thành một sản phẩm văn hóa và nâng tầm cao chất lượng, nội dung phong phú hơn nữa.
–  Mong anh Đào Mạnh Hùng tạo ra được những tác phẩm độc đáo vừa có giá trị thật, vừa có giá trị ảo mà khác với các giá trị khác từ trước đến nay.
–  Kết quả của cuộc triển lãm vừa rồi đặt nền móng cho buổi giao lưu ngày hôm nay. Hứa hẹn đây sẽ là một địa chỉ lớn nhất để các cuộc triển lãm tiếp theo đươc thành công và hội tụ được những người có độ tin cậy để mang đến thành công hơn.
–  Đề nghị ông Đào Mạnh Hùng & Ông Trịnh Thuận Đức chủ trì xây dựng nên một nội dung cho các buổi thảo luận và hướng phát triển của hội nhóm cũng như bonsai trong thời gian tiếp theo.
–  Những bước đi của anh Hùng trong thời gian vừa rồi theo tôi có đủ tin cậy, là cái nhân để chúng ta vừa làm, vừa bàn, vừa thành lập, kiến tạo nên cơ sở để đạt được cái đích cho sự phát triển các mục tiêu đề ra.
Là một nhà nghiên cứu sinh vật cảnh – tác giả của cuốn sách “Bàn về cơ sở lý luận nghệ thuật cây cảnh Việt Nam” và “Một số quy tắc tạo hình cây cảnh nghệ thuật Việt Nam”…thì ông cho rằng:
–  Nên có một nội dung hội họp hấp dẫn, mỗi lần mỗi khác để mọi người thấy rằng không tham gia không được.
 
 
–  Ban quản lí nên xây dựng một nội dung sinh hoạt trong 1 năm. Và nội dung đó phải bổ ích và lôi cuốn mọi người.
–   Xây dựng thương hiệu cho Cây cảnh Việt Nam, quảng bá được cây cảnh VN ra thế giới. Liệu hiệp hội của chúng ta có làm được không?
–  Có rất nhiều câu hỏi cần phải trả lời đó là: cây cảnh nghệ thuật Việt Nam khác với cây bonsai như thế nào. Để trả lời cho câu hỏi này không hề đơn giản. Trong cuốn sách có tên “Một số quy tắc tạo hình cây cảnh nghệ thuật Việt Nam” của ông Trịnh Thuận Đức cũng đã phác thảo và đưa ra được vấn đề này.
Ngoài ra theo ông, hiện nay chơi cây cảnh đều ở mức phong trào. Vì vậy phải có một tiêu chí đánh giá chung để nâng tầm nghệ thuật để bonsai có tính thương hiệu.
Là một nhiếp ảnh chuyên nghiệp, cũng như dưới góc độ của khách tham gia thì ông đã có những đánh giá như sau:
–  Thứ nhất: trang trại của anh Hùng là một không gian lí tưởng cho tất cả mọi người đến thăm quan, chụp ảnh, tìm hiều về hoa cây cảnh.
–  Thứ hai: tại đây nên thành lập các câu lạc bộ hội họp vì như ông ông cũng rất thích hội họp ở một nơi như thế này.
– Thứ ba: Hội đã tổ chức một câu lạc bộ bonsai rất đẹp, rất ấn tượng và khá cầu kì để chúng tôi có những tác phẩm để chiêm ngưỡng, tác nghiệp.
–  Ông cũng mong rằng câu lạc bộ bonsai này nên được duy trì và phát triển hơn nữa để khi nhắc tới câu lạc bộ Thăng Long là nhắc tới một câu lạc bộ mạnh để mọi người đến đây tìm được điều họ mong muốn.
>>> Cuối cùng ở trang trại này còn có một cái hay nữa là đa dạng cây đặc biệt là hoa hồng rất đẹp (không thể chê vào đâu được). Cần phải quảng bá mạnh mẽ hơn nữa để nhiều người biết đến mình hơn. Cho dân nhiếp ảnh chúng tôi biết nhiều hơn, giới trẻ biết đến trang trại nhiều hơn.
 Ông: Nguyễn Trung Thành (Hội viên trong Hội cây cảnh nghệ thuật Thăng Long)
Là một hội viên tích cực và rất tâm huyết với nghệ thuật bonsai thì ông cho rằng: Trước hết là cảm ơn các anh em trong hội đã tham gia nhiệt tình để buổi triển lãm thành công tốt đẹp.
+  Ai là người đặt ra tiêu chí và làm được? rõ ràng là phải do cộng đồng.
+  Đề nghị Cụ Đức và ông Hùng xả thân, bỏ sức để xây dựng cho phong trào phát triển mạnh hơn, có chiều sâu hơn. Để cho cây cảnh VN có thể đi lên từng bước một.
 
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỘI THẢO:
Ngoài những ý kiến của một số đại biểu trên thì cũng còn nhiều ý kiến đóng góp, bàn luận của thành viên trong hội. Nhưng nhìn chung, buổi thảo luận diễn ra khá thành công và rất có chiều sâu. Các thành viên tham dự đều nhất trí và đóng góp ý kiến sôi nổi. Ý kiến chung của mọi người là làm thế nào để xây dựng được bộ tiêu chí về cây cảnh nghệ thuật. Theo ông Trịnh Thuận Đức thì giữa Cây cảnh nghệ thuật Việt Nam và bonsai là 2 phạm trù các nhau và để tìm ra một bộ tiêu chí đánh giá là không hề đơn giản. Cần phải có người đứng lên khởi xướng và cần có một cơ quan truyền thông, một trang mạng chuyên nói về cái hay cái đẹp để mọi người cập nhật, đăng tải tác phẩm của mình cũng như là bàn bạc và định hướng phong trào tốt hơn, đoàn kết hơn./.