Thứ 7, Ngày 22 tháng 08 năm 2020, 12:01

Hướng dẫn kỹ thuật uốn, cắt cành Bonsai

Thực tế đã không có nhiều nghệ nhân có đủ sự tự tin khi xử lý kỹ thuật tạo hình Bonsai! Mỗi cây, mỗi hoàn cảnh, mỗi chi tiết đều có yêu cầu riêng biệt đòi hỏi người thật giỏi nghề mới đủ chín chắn để làm nên sự hoàn mỹ của một cây Bonsai.
 
Các yêu cầu cơ bản
 
 
– Yêu cầu cơ bản khi xử lý các chi tiết làm cho cây bonsai được mọi người chấp nhận đó là tỷ lệ. Các bộ phận của cây phải liên kết chặt chẽ theo tỷ lệ, ví dụ: bệ cây lớn thì gốc phải lớn, thân phải lớn và tất nhiên cành cũng phải tuân thủ các tỷ lệ tương ứng.
Cách xử lý tay cành:
– Cành phải tương xứng với thân từ điểm xuất phát, ví dụ: đường kính của thân khoảng 8cm thì cành phải 3-4cm.
 
 
– Phải thường xuyên nuôi cành xổng nếu muốn có đoạn cành đạt yêu cầu. Quá trình uốn, co kéo để làm sao đoạn cành không được quá tròn hay quá thằng để được cành bonsai có dáng vẻ tự nhiên.
– Khi cành phát triền đạt yêu cầu cần:
+ Cắt chuyển nhịp (cắt dật)
+ Chọn mầm có hướng mở để tạo không gian cho cành
 
 
+ Thiết lập hệ thống cành. Trong nghệ thuật bonsai hiện đại cây càng ít cành càng hấp dẫn. Tối kị sự dườm dà, không được phép thừa chỉ có thể là đủ. Bố cục chặt chẽ hài hòa.
+ Bonsai thiên về dáng vẻ giản dị, khoáng đạt, lời ít ý nhiều, các chi tiết kĩ thuật, các nét duyên nên được khoe ra đó mới là sự hấp dẫn của những cây bonsai.
Thế nào là một cành bonsai đẹp
– Cành bonsai đẹp phải là sự cân đối, ăn nhập với bố cục tổng cây
– Cây và cành thống nhất làm nên một ngôn ngữ riêng cho tác phẩm đó mới là sự thành công của tác giả
– Cành bonsai đẹp phải là bộ phận có không gian mở, các chi được phân bổ cân đối về các hướng: trên dưới, trước sau, trong ngoài.
 
 
– Các bộ phận của cành dù lớn, nhỏ, dài, ngắn, dày, mỏng nhưng vẫn hài hòa, bắt nhịp với xu thế, hướng chủ đạo.
Sau khi cắt nên uốn cành theo hướng mở và nuôi tiếp mầm chồi đã chọn theo yêu cầu tỉ lệ rồi tiếp tục quá trình uốn hoặc co kéo tác động vào cành, tạo độ mềm mại.
Mỗi đoạn cành khi được nuôi dưỡng đủ độ chúng ta lại tiếp tục nghiên cức chuyển hướng bằng một nhịp cắt dật rồi lại uốn.
Mỗi đoạn cành khi được nuôi dưỡng đủ độ chúng ta lại tiếp tục nghiên cứu chuyển hướng bằng một nhịp cắt dật và lại uốn cành đó là các kỹ thuật phối hợp thường xuyên trong khi tạo hình cho cành Bonsai.
 
 
 
Vì vậy chúng ta muốn làm chủ kỹ thuật tạo dáng thì nên cố gắng trải nghiệm thật nhiều. Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật, quá trình chế tác mà gượng thì không thể có một tác phẩm tinh tế. Sự tinh tế nằm ở nét tự nhiên, thể hiện được tình cảm và tâm hồn của cây, của người